(¯`'•.¸ \ Tüân' ¦-¦ü*ng £ovë / ¸.•'´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`'•.¸ \ Tüân' ¦-¦ü*ng £ovë / ¸.•'´¯)


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Hậu ly dị,Teen đi về đâu ? Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down


Bình chọn cho bài viết của tớ nào:

ღAdmiиistrator•—®

۩·¤√īр-Hh3¤·۩ ღAdmiиistrator•—®

Admin
Admin

.:.Về tui nè.:.

Tổng số bài gửi : 473

Ngày sinh: : 02/03/1989

Tham gia: : 05/05/2009

Danh Tiếng: : 35

Đến từ : Thanh pho Thanh Hoa

Tên: : Truong Van Hue


Bài gửiTiêu đề: Hậu ly dị,Teen đi về đâu ? Hậu ly dị,Teen đi về đâu ? EmptyFri Jul 03, 2009 12:45 pm
Khi không thể cùng nhau đi tiếp một con đường, các cặp vợ chồng chia tay đôi ngả cũng không còn là chuyện bất thường. Thế nhưng nếu mỗi người đều chỉ biết lo cho hạnh phúc của riêng mình thì số phận những đứa con chung sẽ thế nào? Những câu chuyện đau lòng dưới đây như một hồi chuông cảnh báo về thực trạng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.


Con đi bán… thân

Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, lũ sinh viên như tôi hay tham gia vào đội công tác xã hội đi phát bao cao su và kim tiêm miễn phí cho đối tượng là gái mại dâm và người nghiện ma túy. Nhiều lần, chúng tôi gặp một cô gái tuổi đời còn khá trẻ hay đứng “đợi khách” ở góc đường Nguyễn Trãi đoạn gần thị xã (nay là Thành phố) Hà Đông. Chúng tôi đưa cho Minh (tên cô gái) vài chiếc bao cao su, nói mấy câu chuyện phiếm. Lâu dần thành quen biết và do tuổi tác cũng chẳng chênh lệch nhau mấy nên chúng tôi nói chuyện khá thoải mái.


Hậu ly dị,Teen đi về đâu ? Dungduong

Cha mẹ vô trách nhiệm đã đẩy nhiều em gái vào cảnh bán thân nuôi miệng


Không ngờ nghệch đến nỗi không biết đến câu nói: “Đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày” nhưng nhìn thấy những giọt nước mắt của Minh khi kể chuyện mình, tôi đã tin cô nói thật. Cũng chả có lý do gì để Minh phải nói dối khi giữa chúng tôi, mối quan hệ có thể coi như những người bạn đồng trang lứa. Câu chuyện về cuộc sống của cô gái 23 tuổi sao nghe dài, thê thảm hơn cả một cuốn tiểu thuyết.
Năm Minh 15 tuổi, bố mẹ em chia tay sau rất nhiều năm làm khổ nhau và làm khổ cả con cái vì những trận cãi vã long nhà. Theo phán quyết của tòa án, em trai còn nhỏ nên được ưu tiên ở với mẹ còn Minh ở với bố. Không lâu sau, bố lấy vợ. Bố quá vô tâm trong khi dì ghẻ luôn coi Minh là cái gai trong mắt và tìm mọi cách đuổi “khéo” cô về ở với mẹ. Nhưng mẹ cũng đã đi lấy chồng và lên Lạng Sơn buôn bán, để mặc em trai cho bà ngoại nuôi. Minh về ở với bà ngoại.
Thương bà già yếu, em trai bệnh tật mà không có thuốc thang chữa chạy, Minh đi theo một người quen lên phố làm công việc rửa bát, dọn dẹp cho một nhà hàng. Cũng giống như bi kịch của nhiều cô gái quê lên phố khác, Minh đã bị chính người họ hàng lừa bán vào tổ quỷ trá hình dịch vụ kinh doanh nhà hàng. Ở tuổi 16, trong khi nhiều bạn bè còn vô tư ngày ngày cắp sách đến trường thì Minh đã biết thế nào là “đi khách”.
Chủ nhà hàng nơi Minh làm là một Tú Bà đáng sợ. Bà ta chỉ biết thu lợi từ dịch vụ kinh doanh thân xác những cô gái trẻ mà không hề để ý đến sức khỏe của các “con gái yêu quý”. Có những ngày kinh hoàng, Minh phải tiếp đến gần chục người, toàn những gã đàn ông to khỏe và thô lỗ như gấu. Không hề có “bảo vệ”! Nhan sắc tàn phai nhanh chóng, bệnh tật kéo theo đầy người. Vị bác sĩ phụ khoa ở phòng khám gần đó đã thực sự choáng váng khi cứ dăm hôm lại thấy cô đến chữa chạy.

Những căn bệnh “phong tình” như các cụ ngày xưa vẫn gọi cần phải chạy chữa lâu dài và có một thời gian “nghỉ ngơi” hoàn toàn. Nhưng nghỉ thì lấy đâu ra người “đi khách” cho bà chủ? Lấy đâu ra tiền gửi về cho bà, cho em? Thế nên Minh chỉ uống thuốc mấy hôm cho đỡ đau rồi lại tiếp tục “hành nghề”. Như một sự tất yếu, cô trở thành nỗi khiếp đảm cho nhiều khách quen, “mợ chủ” thấy không thể kiếm hời được nữa thì tìm cách đẩy cô gái trẻ ra đường. 23 tuổi, Minh có một quá khứ bầm dập, đầy thương tổn và một cái nghề mà người ta vẫn gọi miệt thị là “gái ăn sương”, là “cave đường phố”, hạng thấp nhất trong những con người vốn đã là đáy cùng xã hội.



Hậu ly dị,Teen đi về đâu ? Danhgiay


Ngày ngày, bước chân em bước mòn những con phố
Nanh nọc trước mặt mọi người, cười nhạo khinh bỉ tất cả nhưng Minh vẫn không thể nào giấu được những giọt nước mắt cay đắng, xót xa, tủi ++++++ khi kể về cuộc đời mình. Ai đó nói còn nước mắt là còn biết hướng thiện. Tôi không bao giờ nghi ngờ điều đó nhưng nếu chỉ Minh có lòng hướng thiện mà không một ai, một tổ chức nào chìa tay ra với những cô gái đã trót sa vào chốn ô ++++++ thì biết bao giờ những đệ tử thần Bạch My như Minh mới hoàn toàn phục thiện?

Em là con sói hoang vu

Trong chiến dịch mùa hè tình nguyện năm 2006, khi đi Tiếp sức mùa thi tại bến xe Giáp Bát, tôi gặp Hùng (quê Hậu Lộc, Thanh Hóa). Em đã 15 tuổi mà thân hình nhỏ thó như đứa trẻ 11, 12 tuổi. Không mũ nón, dưới cái nắng như đổ lửa của Hà Nội ngày hè, Hùng lang thang khắp mọi xó xỉnh của bến xe này để chào mời khách đánh giày.
Chửi bậy khủng khiếp, Hùng thậm chí còn sẵn sàng đánh nhau nếu có “đứa” nào dám tranh giành khách của em. Nhiều lần thấy đầu em máu chảy loang lổ, tôi hốt hoảng tìm băng gạc thì bị gạt đi: “Chảy tí nữa là thôi ngay ý mà chị. Có đứa ném đá vào đầu em. Em mà biết đứa nào thì nó chết với em!”.
Bố mẹ Hùng ly dị, ai cũng có hạnh phúc riêng của mình. Em trở thành gánh nặng cho cả đôi bên. Thậm chí, có khi chỉ vì mấy trăm nghìn tiền hỗ trợ hàng tháng nuôi con mà bố mẹ - những con người đã từng yêu thương em hết mực, đã từng là niềm tự hào của em thì giờ đây lại trở mặt để chửi nhau như tát nước. Chán nản, 12 tuổi đầu, em tôi theo chúng bạn bỏ nhà lên thành phố đánh giày kiếm sống. Ăn đói, mặc rách, thi thoảng lại có một trận “choảng” nhau thay cơm. Cứ như thế, em sống như con thú hoang vu giữa thành phố hào nhoáng, người xe tấp nập, quần áo lượt là.
Một lần trời mưa, không có khách đánh giày, hai chị em ngồi nói chuyện phiếm. Hùng hồn nhiên: “Hồi mới đi, ngày nào đến giờ TV hay phát chương trình Tìm người nhà em cũng chạy ra chỗ chú bảo vệ bến xe xem ké. Em cũng hay mượn báo của mấy đứa bán báo để đọc trang Tìm trẻ lạc. Em mong bố hoặc mẹ nhắn tìm mình về nhưng chẳng bao giờ thấy. Bây giờ thì em ghét xem nhất mấy mục đó”. Lúc đó, tôi đã thấy tim mình như bị ai bóp nghẹt lại, cảm giác không thể thở nổi.

Lời kết

Hai câu chuyện, hai mảnh đời bất hạnh vì cái gọi là “hậu ly dị” làm đau đớn những người có lương tâm. Có lẽ những ông bố, bà mẹ của Minh, của H sẽ không bao giờ đọc được những dòng này, và tất nhiên họ sẽ không thể biết được con cái đã phải sống trong đau đớn, tủi ++++++ thế nào vì sự vô trách nhiệm của mình. Ly hôn – sự giải thoát cho người lớn nhưng nếu không cẩn thận sẽ trở thành hố chôn tương lai, hạnh phúc của con trẻ.[


https://hoanghoa3.forum.st
Hậu ly dị,Teen đi về đâu ? Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Viết "Tiếng Việt" để tôn trọng văn hoá VN
Không nên viết toàn tiếng Anh hay tiếng nước ngoài
Bài vi phạm sẽ bị chuyển đến ßãi rác

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`'•.¸ \ Tüân' ¦-¦ü*ng £ovë / ¸.•'´¯) :: 

+++ -‘๑’- CỘNG ĐỒNG TEEN HH3-‘๑’-

 :: 

-‘๑’- BẢN TIN -‘๑’-

 :: 

Tin Sock! - Scandal Teen

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất