Ở một số nơi trên thế giới, trinh tiết của thiếu nữ được xem là điều rất thiêng liêng. Người ta cho rằng, chỉ có gái trinh mới có thể gột rửa được nhiều tội lỗi. Nhiều nơi đã bày ra những tập tục khá khắc nghiệt và tàn nhẫn với những trinh nữ để giữ những người phụ nữ ấy cho riêng mình. Gái trinh tế thần Ghana, Ashanti được biết đến như một bộ tộc lớn mạnh và là xứ sở của một phong tục kỳ quái, tàn bạo, hiện vẫn còn tồn tại đến ngày nay - tục Trokosi (nô lệ tế thần) - đây là một phong tục có từ lâu đời: dâng nộp gái trinh đẹp phục vụ cho tù trưởng hoặc giáo sĩ. Phong tục này được đặt ra gần như là để xử phạt những gia đình phạm các tội trộm cắp, ngộ sát... Người ta tin rằng, chỉ khi cống nộp thể xác của một cô gái trinh nguyên trong gia đình mình cho thần linh, thì tội lỗi ấy mới có thể gột rửa, mới tránh khỏi sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm. Tuy ở từng nơi, phong tục này có những nét khác biệt riêng nhưng các Trokosi ở đâu cũng đều phải chịu nỗi thống khổ như nhau. Nhiều bé gái được dâng cho thần linh chỉ mới 2 tuổi. Và khi đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên, những bé gái ấy thực sự trở thành nô lệ tế thần bằng lễ công nhận chính thức. Như tập tục lâu đời, vị giáo sĩ được xem là hiện thân của thần bắt đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ khi nào ông ta muốn. Các Trokosi phải làm lụng vất vả mà không được hưởng chút thành quả lao động nào. |
Ảnh minh họa. Tintuconline |
Tập tục Tefoos Trong khi ở Ghana và một số nơi khác, tập tục Trokosi chưa bị xóa sạch thì ở Sierra Lion, Kenya, Liberia...phụ nữ lại chịu tập tục Tefoos (cắt bỏ âm vật). Tập tục này bám rễ rất lâu đời ở nhiều nước châu Phi và đặc biệt được áp dụng tại Sierra Lion. Tập tục Tefoos là hình thức cắt bỏ bộ phận sinh dục phía ngoài của người phụ nữ khiến họ không còn khoái cảm khi quan hệ tình dục. Mục đích là khiến người phụ nữ không còn ham muốn về mặt tình dục để không dẫn đến các mối quan hệ ngoài hôn nhân, ép họ vào khuôn khổ của chăm sóc gia đình và phục vụ người chồng. Tefoos là một phẫu thuật vô cùng đau đớn, có nguy cơ tử vong cao, nó để lại vết thương không chỉ trong thời gian ngắn sau đó mà sẽ đeo đẳng người phụ nữ suốt cuộc đời. Khi sinh nở họ phải chịu nỗi đau đớn rất nhiều lần so với những phụ nữ bình thường khác (do vết khâu đã cắt bỏ sẽ rách trở lại). Cô gái Ấn với của hồi môn |
Ảnh minh họa. Tintuconline |
Tại sao lại có tục lệ kỳ quái ấy? Nó bắt nguồn từ giáo lý của đạo Hindu: người phụ nữ sinh ra phải có nghĩa vụ thiêng liêng là thờ chồng, phục vụ chồng vô điều kiện cho đến lúc kiệt sức. Ngày nay, ở Ấn Độ vẫn tồn tại một tập tục kỳ quái: người con gái khi về nhà chồng phải cam kết đem tiền của về cho chồng dưới dạng của hồi môn. Đây là một hủ tục lạc hậu đã từng giết chết nhiều cô gái khi cha mẹ họ không có tiền cung cấp cho chàng rể. Khi đưa con gái về nhà chồng, cha mẹ cô gái phải thề độc: "Con gái yêu quý, cha mẹ gửi con đến nhà chồng của con. Con không được rời bỏ căn nhà ấy trước khi người ta mang xác con ra nghĩa địa". Tục "bán trinh gái non" ở Ấn Độ Tục này ra đời từ bộ tộc Bedia vốn có truyền thống lâu đời làm nghề mại dâm. Các cô gái ở đây đựơc sinh ra để trở thành gái bán hoa dù tuổi đời còn rất trẻ. Các "gái trinh" sẽ ngồi trên một chiếc ghế cao bên cạnh đống lửa.
Cách trang điểm đậm, gương mặt ấn tượng, nổi bật, chuẩn bị cho một cuộc "đấu giá" sẽ được tổ chức để tìm ra người qua đêm với cô lần đầu tiên. Giá cả sẽ phụ thuộc vào sắc đẹp của cô gái. Bằng cách này, người đàn ông sẽ được qua đêm với cô gái bất cứ khi nào anh ta muốn - vài giờ - vài ngày và thậm chí là vài tuần. Khi người đàn ông chán ngán cô gái, bộ tộc sẽ tổ chức lễ ăn mừng. Vì tiền bán trinh được cho là không may mắn nếu cô gái giữ nó, nên số tiền này sẽ được chi cho một bữa tiệc linh đình. Cô gái và người thân sẽ được tặng trang sức. Dê sẽ được giết mổ và mọi người được uống rượu tự do. Họ sẽ nhảy múa và tạ ơn các thần thánh. Và một khi đã mất trinh, cô gái sẽ không thể kết hôn. Theo PCS
|